Hiển thị các bài đăng có nhãn hệ thống phanh xe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hệ thống phanh xe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

4 cách kiểm tra hệ thống phanh xe nhanh chóng và chính xác

Để đảm bảo an toàn  trước những chuyến đi dài hoặc trước khi lên, xuống đèo, dốc…, đừng quên kiểm tra xem hệ thống phanh của ô tô có hoạt động đúng cách hay không.

Dưới đây là một số kinh nghiệm sẽ giúp bạn thực hiện việc này một cách nhanh chóng và chuẩn xác.


4 cach kiem tra he thong phanh xe nhanh chong va chinh xac

1. Khi bật chìa khóa điện, đèn báo hệ thống chống bó chứng phanh - ABS (màu vàng) sẽ bật sáng báo hệ thống điện tử đang được kiểm tra, nếu đèn sáng một vài giây rồi tắt tức là hệ thống phanh đã được kiểm tra và không có vấn đề gì.
Nếu đèn ABS nhấp nháy hoặc sáng liên tục thì người sử dụng nên đưa đến xưởng đủ tiêu chuẩn để kiểm tra.
2. Trước khi nổ máy, bạn hãy đạp vào chân phanh 3 - 5 lần, nếu chân phanh cứng lại và đứng yên thì hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động tốt. Khi xe nổ máy, chân phanh sẽ phải từ từ hạ xuống vị trí ban đầu chứ không được đứng yên tại vị trí đó.
Còn nếu bạn không nổ máy mà đạp chân phanh thấy hẫng và muốn… nhấn bao nhiêu lần cũng được có nghĩa hệ thống trợ lực chân không đã mất tác dụng; lúc này, tốt nhất bạn nên gọi thợ đến kiểm tra tại chỗ hoặc gọi xe cứu hộ, đừng mạo hiểm đưa xe ra đường.
3. Một miếng thép nhỏ có tác dụng báo hiệu má phanh đã hết. Nếu khi đạp phanh bạn sẽ nghe thấy tiếng két két từ đĩa phanh thì đó là dấu hiện bạn nên đi kiểm tra và thay má phanh mới để đảm bảo an toàn.
4. Lưu ý, phanh được hỗ trợ bằng một hệ thống trợ lực thủy lực chân không, nên chỉ hoạt động đúng thiết kế và an toàn khi động cơ đã hoạt động. Khi đạp phanh, bạn có thể nghe thấy tiếng động nhỏ liên tục, đồng thời cảm thấy một phản lực dội lại từ chân phanh, đi kèm hiện tượng rung ở bàn đạp (lúc này là hệ thống ABS đang hoạt động).
Các tín hiệu này là hoàn toàn bình thường bởi nó chứng tỏ bạn đã đạp phanh tới giới hạn cao nhất lực bám của má phanh. Điều quan trọng là bạn đừng rời chân khỏi bàn đạp phanh, cần duy trì lực của bàn chân lên bàn đạp phanh cho tới lúc xe dừng lại theo ý muốn.